Trầu Cau Y Truyện

Xưa thật là xưa, khi mà ngành dược chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố con người thử nếm thuốc , các thầy thuốc tìm thử nếm các loại cỏ cây xung quanh để tìm kiếm ra các bài thuốc bảo vệ sức khỏe sau đó là truyền lại kinh nghiệm cho những người xung quanh và đời sau.

Bài thuốc dân gian Trầu Cau ra đời từ đó. Trầu là kháng sinh tự nhiên mạnh nhất tính dương cay nóng có thể làm ấm người, diệt các loại vi khuẩn vi rút.

– Theo kết quả phân tích thành phần hoạt chất trong lá trầu: có 85,4% nước, 3,1% protid, 0,8% chất béo và 6,1% đường. Ngoài ra lá trầu còn chứa nhiều canxi, carotene, các vitamin gồm vitamin C, thiamin, riboflavin và niacin. Trong lá trầu còn chứa nhiều tannin, đường, ester và tinh dầu. Tinh dầu có mùi thơm, vị cay, màu vàng nhạt được gọi là chavicol, có tác dụng sát trùng mạnh đối với các loại vi trùng như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, vi khuẩn subtilis và trực trùng coli nên được dùng làm thuốc chữa lỵ và sốt rét.

– Dây trầu biểu tượng cho vũ trụ trung gian hòa hợp

Cau là chất diệt giun sán và kí sinh trùng hiệu quả. Vị chát tính ôn đi vào kinh Vị và đại tràng.

– Cau giúp tăng cường tiêu hóa, điều trị viêm đường ruột, đại tràng, tăng cường sinh lý.

– Cau vươn cao là biểu tượng của trời

Vôi chứa canxi giúp bồi dưỡng xương cốt, làm chắc răng và là dung môi để chuyển hóa các chất trong trầu cau thành dạng dễ hấp thụ.

– Vôi là biểu tượng của đất

Trầu cau vốn là bài thuốc cân bằng hòa hợp. Nhai trầu là để hòa quyện các vị với nhau hòa tan và thấm vào tuyến nước bọt qua dưới lưỡi từ từ => giúp cơ thể ấm nóng, chống lạnh, chống tà khí, sạch răng miệng, trừ được mùi hôi, chắc răng, mạnh xương cốt, tiêu hóa tốt, tăng cường sinh lí.

Tuy nhiên như bao vị thuốc khác :”Đủ là tốt, thừa là không tốt”. Ăn quá nhiều trầu cau cũng không tốt.

Với Y học hiện đại: ta có thể lựa chọn ngâm trầu cau trong rượu, dấm, mật ong lên men (có hoặc không có vôi) để ngậm, súc miệng hằng ngày cũng cho hiệu quả tương tự.

Bình luận (1)
nhan
Nhân
08/05/2020
Hay quá

VIẾT BÌNH LUẬN